Phát triển bền vững không phải một xu hướng nhất thời mà là xu thế tất yếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho môi trường, cộng đồng và xã hội, chuyển đổi xanh sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả vận hành, tiết kiệm chi phí và nâng cao hình ảnh hương hiệu. 

Trong bài viết sau đây, GoTrack sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp hữu ích để hỗ trợ doanh nghiệp vận tải trên hành trình ứng dụng mô hình kinh doanh bền vững!

4 Bước để doanh nghiệp vận tải phát triển bền vững

Phân tích thực trạng và xác định mục tiêu

Để xây dựng kế hoạch chuyển đổi xanh, nhà quản lý cần đánh giá thực trạng của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như: Mức tiêu thụ nhiên liệu định kỳ, lượng khí thải, tình trạng vận hành của các phương tiện, các chính sách của doanh nghiệp đối với nhân viên, đối tác,… 

Dựa trên những đánh giá chi tiết, doanh nghiệp có cơ sở để nhận định điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức trong tương lai. Từ đó nhà quản lý có thể dễ dàng định hướng, đưa ra cho doanh nghiệp mục tiêu phát triển phù hợp, rõ ràng, thực tế và đo lường được. 

Xây dựng chiến lược chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp vận tải cần hoạch định một chiến lược hoàn chỉnh, chi tiết và phù hợp với mục tiêu đã xác định. Trong đó xác định rõ ngân sách, khả năng tài chính để đáp ứng các chi phí chuyển đổi; những giải pháp công nghệ, kỹ thuật, phương tiện cần trang bị; những chính sách, hoạt động sẽ triển khai; những nhân sự đóng vai trò trong quá trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp,… Việc xây dựng chiến lược chi tiết giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi hành động, đảm bảo hiệu quả của những giai đoạn tiếp theo.

4 Bước để doanh nghiệp vận tải phát triển bền vững

Triển khai các giải pháp bền vững

Để đạt được hiệu quả cao nhất, chiến lược phải được triển khai theo một cách hệ thống và đảm bảo quy trình, bám sát kế hoạch đã được thiết lập và thống nhất trước đó. Các biện pháp, quy trình cần được thực hiện đúng trình tự, các khoản chi phí cần được theo dõi và tối ưu, hạn chế các vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng tới hiệu suất, làm chậm trễ tiến độ chuyển đổi của doanh nghiệp.

Đo lường, đánh giá và điều chỉnh

Việc theo dõi, đo lường và đánh giá thường xuyên trong quá trình triển khai các giải pháp xanh sẽ giúp đơn vị giám sát tiến độ và hiệu quả của chúng. Nhà quản lý cần theo dõi định kỳ các chỉ số tiêu thụ nhiên liệu, lượng khí thải CO2, hiệu suất của đội xe và phản hồi của khách hàng, đối tác,… Dựa trên kết quả thu được, doanh nghiệp có thể nắm được các vấn đề cần khắc phục và sớm có giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động kinh doanh bền vững.

Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp vận tải

Xây dựng văn hoá phát triển bền vững

Để thành công với mô hình phát triển bền vững, trước tiên doanh nghiệp vận tải cần thiết phải xây dựng một nền tảng văn hoá bền vững bằng cách thiết lập những chính sách nhằm khẳng định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các vấn đề môi trường và xã hội, tích cực tham gia hoặc đóng góp vào các hoạt động xã hội.

Hơn nữa, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng nhân viên được cung cấp một môi trường làm việc thân thiện, bao gồm các chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc, lương thưởng,… để họ có cảm giác an tâm khi làm việc cho công ty. Doanh nghiệp có thể giúp nhân viên hiểu rõ hơn về mục tiêu và vai trò của họ trong việc xây dựng công ty bền vững thông qua các buổi hội thảo, sự kiện hoặc cuộc thi nội bộ,… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thiết lập các chính sách khuyến khích, khen thưởng cho những cá nhân và bộ phận có sáng kiến tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu rác thải,… 

Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp vận tải

Ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành

Phân tích hành vi lái xe: Thiết bị giám sát hành trình hiện đại giúp doanh nghiệp vận tải theo dõi hành vi lái xe, kịp thời phát hiện hành vi nguy hiểm để có các biện pháp chấn chỉnh, nhắc nhở, đào tạo kỹ năng lái xe, đảm bảo an toàn cho tài xế và góp phần giảm thiểu tai nạn, đảm bảo an ninh, trật tự giao thông.

Xem thêm: Thiết bị giám sát hành trình GT-S8

Tối ưu lộ trình di chuyển: Với sự hỗ trợ của định vị hợp chuẩn, doanh nghiệp có thể điều phối xe hợp lý và tối ưu hoá tuyến đường, giảm thiểu quãng đường di chuyển, góp phần tiết kiệm chi phí nhiên liệu và giảm khí thải, tránh ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Tối giản chi phí nhiên liệu: Các thiết bị cảm biến có khả năng theo dõi và báo cáo dữ liệu chi tiết về lượng nhiên liệu tiêu hao của mỗi xe, cảnh báo khi có hiện tượng xả nhiên liệu bất thường. Thông qua đó, nhà quản lý có thể xác định tình trạng tiêu thụ nhiên liệu để có biện pháp cân đối, điều chỉnh phù hợp nhất, kịp thời xử lý nếu có sự cố rò rỉ, ngăn chặn tình trạng lãng phí.

Theo dõi chỉ số phát thải: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải cần phải kiểm kê khí nhà kính theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nhiều phần mềm đã ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc theo dõi chỉ số phát thải, có biện pháp hạn chế tối đa lượng khí thải nhà kính, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý. 

Tích cực hợp tác bền vững

Doanh nghiệp có thể chọn hợp tác với đối tác, khách hàng và nhà đầu tư để cùng chia sẻ giá trị bền vững trên hành trình chuyển đổi xanh. Từ đó thiết lập nên mạng lưới kinh doanh bền vững, cùng nhau hợp tác, phát triển các giải pháp xanh, đem lại lợi ích cho các bên cũng như những giá trị tích cực cho cộng đồng.