Giờ làm việc của tài xế là yếu tố cần được kiểm soát, quản lý nghiêm ngặt tại mỗi doanh nghiệp vận tải. Việc này giúp đảm bảo họ tuân thủ quy định, hạn chế những tai nạn, tổn thất không mong muốn và đem lại hiệu suất tối ưu cho doanh nghiệp. 

Cùng GoTrack tìm hiểu ngay những rủi ro tiềm ẩn khi thiếu quản lý giờ làm việc của tài xế trong bài viết sau đây!

Quy định về thời gian làm việc của tài xế

Căn cứ tại Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thời gian lái xe tối đa của tài xế là không quá 10 giờ một ngày và không quá 48 giờ một tuần. Đồng thời, không được lái xe liên tục quá 04 giờ mà cần đảm bảo nghỉ ngơi tối thiểu 15 phút trước khi tiếp tục hành trình.

Xem thêm: Quy định mới thời gian lái xe của tài xế từ 01/01/2025

Quy định về thời gian làm việc của tài xế

Hậu quả khi doanh nghiệp không quản lý giờ làm việc của tài xế

Nguy cơ tai nạn giao thông

Doanh nghiệp không kiểm soát nghiêm giờ làm việc sẽ tạo điều kiện cho các tài xế vi phạm quy định. Họ sẵn sàng lái xe quá 4 giờ liên tục, quá 10 giờ/ngày mà không nghỉ ngơi đầy đủ để hoàn thành chuyến hàng sớm và chạy được nhiều chuyến nhất có thể, giúp tăng thu nhập.  

Việc lái xe liên tục trong thời gian dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, khiến tài xế mệt mỏi, kiệt sức, giảm khả năng tập trung và xử lý tình huống. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của tài xế, hành khách trên xe và những người tham gia giao thông.

Ảnh hưởng đến hiệu suất công việc

Việc tài xế cố gắng làm việc nhiều giờ liên tục tưởng chừng như sẽ giúp công việc được hoàn thành sớm, tăng hiệu suất công việc nhưng thực tế sẽ phản tác dụng. 

Khi làm việc quá sức trong thời gian dài, sức khoẻ của họ sẽ nhanh chóng suy giảm, khó có thể phục hồi nếu như không nghỉ việc một thời gian để tĩnh dưỡng. Nếu họ gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng thì có thể phải nghỉ việc lâu hơn để điều trị, thậm chí không thể quay lại làm việc do vết thương quá nặng. Hoặc tài xế có hành vi vi phạm dẫn đến bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, bị tạm giữ phương tiện cũng sẽ gây gián đoạn công việc của doanh nghiệp. Khi đó, nhà quản lý cần nhiều thời gian hơn để tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp nhân sự  khác thay thế. Chính vì vậy, hiệu suất và chất lượng công việc đều bị ảnh hưởng.

Hậu quả khi doanh nghiệp không quản lý giờ làm việc của tài xế

Thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp

  • Các khoản phạt hành chính: Nếu tài xế vi phạm giờ làm việc, bản thân họ và cả doanh nghiệp đều phải chịu các khoản phạt hành chính. Trong đó mức phạt cao nhất đối với doanh nghiệp có thể lên tới 12.000.000 đồng. 
  • Chi phí đền bù tổn thất: Nếu hành vi vi phạm giờ làm việc của tài xế dẫn đến tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản, doanh nghiệp có thể phải chịu một phần trách nhiệm đền bù tổn thất cho gia đình của các nạn nhân. Ngoài ra, nếu hàng hoá trên xe bị hư hỏng, doanh nghiệp sẽ phải đền bù cho khách hàng/đối tác theo hợp đồng đã thoả thuận từ trước.
  • Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe: Các phương tiện hỏng hóc do tài xế chạy xe quá thời gian quy định gây ra va chạm, tai nạn giao thông sẽ tốn nhiều chi phí để sửa chữa, bảo dưỡng, khôi phục tình trạng ban đầu. 

Làm giảm uy tín thương hiệu

Tài xế vi phạm quy định, gây tai nạn giao thông, làm hư hại hàng hóa hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của hành khác,… sẽ làm mất sự uy tín và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp. Đặc biệt khi mạng xã hội và các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, thông tin tiêu cực bị lan tỏa nhanh chóng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích nếu như tài xế lái xe vi phạm quy định và gây ra tai nạn giao thông. Khi đó, khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư sẽ dần quay lưng với những doanh nghiệp không đảm bảo vận tải an toàn.

Mất lợi thế cạnh tranh

Thiếu kiểm soát giờ làm việc của tài xế khiến họ không chủ động và trách nhiệm trong công việc, gây ra nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất, chất lượng công việc, uy tín,… doanh nghiệp. Khi đó, những doanh nghiệp đối thủ có khả năng kiểm soát giờ làm việc của tài xế, hạn chế vi phạm và các vấn đề liên quan, đảm bảo hiệu suất và an toàn sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.