Những tháng cuối năm là thời điểm cơ quan chức năng tăng cường xử lý hành vi vi phạm giao thông trên phạm vi toàn quốc. Việc siết chặt quản lý và xử lý vi phạm giao thông không chỉ góp phần giảm thiểu tai nạn trong dịp cuối năm mà còn giúp xây dựng thói quen giao thông an toàn, văn minh cho người dân.
Vậy, các doanh nghiệp vận tải cần làm gì đảm bảo tuân thủ quy định giao thông? Hãy cùng GoTrack tìm câu trả lời trong bài viết sau!
Lỗi vi phạm giao thông phổ biến dịp cuối năm
Cuối năm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách tăng cao dẫn tới lưu lượng phương tiện gia tăng, tình hình giao thông phức tạp. Đây cũng là thời điểm “nóng” của các hành vi vi phạm giao thông như:
Vi phạm nồng độ cồn: Thời điểm cuối năm chắc hẳn sẽ có nhiều bữa tiệc tùng, hội họp, liên hoan diễn ra. Chính vì vậy cũng có rất nhiều người tham gia giao thông, trực tiếp điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia. Việc lái xe trong tình trạng say sỉn, nồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định không chỉ vi phạm luật pháp mà còn là nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng dịp cuối năm.
Vi phạm giờ lái xe quy định: Đây cũng là một lỗi vi phạm giao thông rất phổ biến, đặc biệt vào thời điểm cuối năm khi tài xế phải vận chuyển các chuyến hàng dày đặc. Vì áp lực hoàn thành chỉ tiêu công việc cùng với mong muốn kiếm thêm thu nhập trước khi nghỉ Tết, nhiều tài xế sẵn sàng chạy xe quá số giờ quy định lên tới 12-15 giờ/ngày. Hành vi này dẫn tới trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, mất tập trung và hậu quả là gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Vượt quá tốc độ cho phép: Nhiều tài xế chọn cách chạy quá tốc độ quy định để kịp tiến độ công việc hoặc vượt tốc độ cho phép do say sỉn, không tỉnh táo. Hành vi vi phạm giao thông này đặc biệt nguy hiểm trong điều kiện giao thông đông đúc vào những tháng cuối năm.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/11/2024 các Sở GTVT đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với 24.412 phương tiện đối với các trường hợp vi phạm tốc độ từ 5 lần/1000 km trở lên, chấn chỉnh, nhắc nhở đối với 493.255 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, vi phạm quá thời gian lái xe, vi phạm không truyền dữ liệu.
Chở hàng hoá quá tải trọng: Các công trình đẩy nhanh tiến độ để hoàn thiện dự án, khách hàng liên tục thúc giục vận chuyển,… là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng xe chở hàng hoá, vật liệu xây dựng thường xuyên vượt quá tải trọng, cơi nới thùng hàng trái quy định. Theo thống kê, trong vòng 1 tháng kể từ ngày 15/10/2024 đến ngày 14/11/2024, riêng địa bàn TP Hà Nội đã ghi nhận hơn 1000 trường hợp vi phạm tải trọng cho phép.
Chở quá số người quy định: Tình trạng này thường gặp ở xe khách, xe dịch vụ (taxi, xe ôm) do cuối năm là thời điểm nhu cầu di chuyển của hành khách tăng mạnh. Nhiều tài xế và phụ xe thường cấu kết để “nhồi nhét” nhiều người nhất có thể trên xe nhằm thu lợi cá nhân, bất chấp vi phạm quy định và gây nguy hiểm cho hành khách.
Vi phạm khác: Bên cạnh những lỗi vi phạm giao thông điển hình như trên, tình trạng lái xe vượt đèn đỏ, chạy sai làn đường, dừng/đỗ xe sai quy định, sử dụng điện thoại khi lái xe,… dữ liệu vị trí, hành trình và hình ảnh camera giám sát không có hoặc không ổn định, …cũng thường xuyên bị kiểm tra vào những tháng cuối năm.
Giải pháp hạn chế vi phạm giao thông cho doanh nghiệp vận tải
Kiểm soát giờ làm việc chặt chẽ: Để hạn chế tình trạng tài xế vi phạm giờ làm việc quy định, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ ca làm việc thông qua thẻ lái xe của từng tài xế. Thường xuyên nhắc nhở, chấn chỉnh tài xế, đảm bảo họ tuân thủ thời gian làm việc và nghỉ ngơi để có thể làm việc trong trạng thái tỉnh táo, khoẻ mạnh nhất.
Giám sát hành vi của tài xế: Thông qua hệ thống giám sát hành trình, camera hành trình đã được thiết lập trên xe, nhà quản lý có thể theo dõi hành vi lái xe, sớm phát hiện hành vi nguy hiểm như: phóng nhanh, vượt ẩu, sử dụng điện thoại,… để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh có, cần giám sát số lượng hành khách, đảm bảo tài xế không chở quá số người quy định. Nhờ đó hạn chế được tình trạng vi phạm giao thông.
Theo dõi lộ trình di chuyển: Đảm bảo tài xế di chuyển theo lộ trình đã định, không dừng đỗ trái phép sẽ tránh được những rủi ro gây chậm trễ chuyến hàng. Khi tài xế hoàn thành chuyến hàng đúng thời hạn, họ có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ, không cần làm việc quá sức để kịp tiến độ.
Phân bổ công việc hợp lý: Để giảm thiểu vi phạm giao thông, điều quan trọng là các doanh nghiệp vận tải cần có kế hoạch điều phối hợp lý nhằm giảm áp lực cho tài xế. Điều này sẽ hạn chế tình trạng tài xế làm việc quá thời gian quy định, chở hàng quá tải, hay lái xe quá tốc độ để kịp chuyến hàng.
Kiểm soát định vị GPS và camera giám sát: Khi xe bị dừng đỗ kiểm tra, ngoài những vấn đề trên, các phương tiện kinh doanh vận tải hay bị kiểm tra về dữ liệu truyền tải từ định vị GPS về website tổng cục đường bộ, dữ liệu từ camera giám sát đối với một số phương tiện theo quy định. Chính vì vậy chủ doanh nghiệp nên đặc biệt lưu tâm để kiểm soát việc thiết bị hoạt động ổn định và đúng theo quy định để an tâm hoạt động những dịp cuối năm.
Xem thêm: Thiết bị giám sát hành trình GT-S8