Xe đưa đón học sinh là phương tiện giúp phụ huynh yên tâm hơn khi con đến trường, đặc biệt với những gia đình bận rộn không có thời gian đưa đón con cái. Tuy nhiên, trên thực tế việc đưa đón học sinh đã từng xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc, để lại hậu quả khó lường và khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng. Chính vì vậy, gia đình, nhà trường và cả đơn vị đưa đón trẻ cần phải trang bị cho các con kỹ năng cần thiết và có biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho con em của mình khi di chuyển bằng xe đưa đón.
Hãy cùng GoTrack tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Trách nhiệm của nhà trường, gia đình và đơn vị đưa đón học sinh
Để đảm bảo an toàn cho trẻ trên mỗi chuyến đi, cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhà trường, các bậc phụ huynh và đơn vị đưa đón trẻ.
Đối với nhà trường
- Lựa chọn đơn vị uy tín: Trước tiên, nhà trường cần lựa chọn hợp tác với đơn vị vận hành chuyên nghiệp và tuân thủ quy định luật pháp như: có đầy đủ giấy phép kinh doanh, lắp đặt các trang thiết bị đạt chuẩn trên xe (camera ghi hình, thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ,…), tài xế có giấy phép lái xe phù hợp theo quy định,…
Xem thêm: Giải pháp công nghệ toàn diện cho xe đưa đón học sinh và trẻ mầm non
- Thiết lập quy trình đưa đón: Để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro bỏ quên học sinh trên xe, nhà trường cần xây dựng quy trình đưa đón và trả học sinh, quy định rõ trách nhiệm của các cán bộ nhân viên. Đồng thời phổ biến, đào tạo và kiểm soát việc tuân thủ quy trình của cán bộ nhân viên quản lý trên xe.
- Trang bị kỹ năng cho học sinh: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn và trang bị cho các em học sinh kỹ năng thoát hiểm khi mắc kẹt hoặc gặp sự cố trên xe.
Đối với giáo viên trên lớp
- Kiểm soát số lượng học sinh: Theo dõi số lượng học sinh hàng ngày, kịp thời báo cáo và liên hệ với phụ huynh khi học sinh nghỉ học không lý do, hạn chế tình trạng trẻ bị bỏ quên trên xe mà không được phát hiện.
Đối với tài xế và nhân viên quản lý xe
- Quản lý học sinh: Khi đưa đón trẻ, tài xế và nhân viên quản lý cần tuân thủ quy trình đã được thiết lập, kiểm soát số lượng học sinh đón/ trả và quản lý chặt chẽ các em học sinh trên xe để hạn chế rủi ro.
- Hướng dẫn thoát hiểm cho trẻ: Nhân viên quản lý xe nên hướng dẫn trẻ chi tiết các cách thoát hiểm khi bị bỏ quên trong xe bằng cách sử dụng hệ thống đèn, còi cảnh báo, phá cửa hoặc nút bấm trợ giúp trên xe,… khi gặp trường hợp có sự cố.
- Kiểm tra khoang xe sau mỗi chuyến đi: Tài xế và nhân viên quản lý cần kiểm tra lại toàn bộ khoang xe trước khi rời đi, đảm bảo không có trẻ bị bỏ quên trên xe.
Đối với đơn vị đưa đón học sinh
- Đảm bảo chất lượng phương tiện: Xe đưa đón học sinh cần phải có giấy đăng kiểm đầy đủ, được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo vận hành an toàn.
- Trang thiết bị đúng quy chuẩn: Đơn vị cần trang bị các trang thiết bị theo đúng quy định như: thiết bị giám sát hành trình, camera ghi hình lái xe và học sinh, hệ thống cảnh báo chống bỏ quên học sinh,…
- Giám sát tài xế và học sinh: Nhà quản lý cần thường xuyên theo dõi, giám sát lái xe, kịp thời nhắc nhở và xử lý nếu có hành vi nguy hiểm, theo dõi khoang xe để sớm phát hiện học sinh bị bỏ quên (nếu có).
Xem thêm: Quy định mới đối với xe đưa đón học sinh và trẻ mầm non từ 1/1/2025
Đối với cha mẹ học sinh
- Hướng dẫn kỹ năng thoát nạn: Giúp con có kiến thức xử lý các tình huống cần thiết khi đi xe dịch vụ của trường, các cách ứng phó khẩn cấp để tìm kiếm sự trợ giúp từ xung quanh hoặc những lưu ý cần biết khi muốn liên hệ với cha mẹ và thầy cô trong các tình huống nguy hiểm.
- Cập nhật thông tin về con: Theo dõi lịch đón/trả hàng ngày của con, phối hợp và giữ liên lạc với giáo viên, nhà trường để kịp thời nhận thông tin, có biện pháp xử lý nếu con gặp sự cố.
Kỹ năng thoát nạn quan trọng khi trẻ bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh
Khi gặp tình huống nguy hiểm, trẻ cần bình tĩnh và tìm ra những vị trí có thể giúp các em tìm kiếm sự trợ giúp, hoặc có thể tự xử lý thoát hiểm từ bên trong xe:
Mở cửa cạnh ghế lái: Khi bị bỏ quên trên xe, trẻ có thể di chuyển lên phía đầu xe và thử mở cửa cạnh ghế lái để thoát ra ngoài.
Bấm còi xe liên tục ở vô lăng: Nếu không thể mở cửa, trẻ hãy thử bấm còi xe tại vị trí vô lăng để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.
Bấm đèm Hazard – khẩn cấp: Ngoài ra, đèn Hazard cũng là công cụ giúp trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ. Hãy bấm nút tam giác màu đỏ phía trên bảng điều khiển xe, khi này, đèn cảnh báo sẽ sáng và có thể thu hút sự chú ý của mọi người.
Phá kính ô tô: Trong trường hợp bị mắc kẹt quá lâu trên xe mà không có người phát hiện, hãy thử phá kính xe ô tô bằng cách sử dụng búa phá kính chuyên dụng được trang bị trên xe hoặc các vật dụng khác có thể tìm kiếm được. Cố gắng tác động mạnh để kính nứt vỡ, đồng thời chú ý an toàn để không bị thương bởi các mảnh kính vỡ.
Sử dụng nút bấm SOS – còi cảnh báo: Một số phương tiện đưa đón học sinh được trang bị nút bấm SOS có thể phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn và còi. Nếu trẻ bị mắc kẹt, hãy nhanh chóng tìm vị trí của nút bấm và kích hoạt để tín hiệu được truyền đi, giúp tài xế và người xung quanh có thể phát hiện kịp thời.