Xu hướng chuyển đổi số ngành vận tải là xu thế mới và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Với mục tiêu đổi mới, cải tiến không ngừng, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã và đang tích cực hưởng ứng xu hướng chuyển đổi số.
Cùng GoTrack tìm hiểu ngay 5 lý do doanh nghiệp phải “bắt kịp” xu hướng chuyển đổi số ngành vận tải nhé!
Tại sao doanh nghiệp vận tải nên đón đầu xu hướng chuyển đổi số?
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ và những giải pháp tiên tiến đang dần thay thế công cụ thủ công, chuyển đổi số ngành vận tải là xu thế tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Những doanh nghiệp vận tải truyền thống đang phải đối mặt với nhiều thách thức như chi phí nhiên liệu leo thang, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, khó có thể phát triển, mở rộng quy mô.
Việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý đội xe, giám sát hành trình đang đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, trở thành một phần không thể thiếu của đội xe hiện đại. Những doanh nghiệp vận tải chậm thích nghi với xu hướng này sẽ dần trở nên lạc hậu, đánh mất khách hàng, vị thế của mình trên thị trường.
Lợi ích của xu hướng chuyển đổi số ngành vận tải
Giảm thiểu chi phí vận hành
Để tối đa hoá lợi nhuận, một trong những giải pháp hàng đầu chính là ứng dụng công nghệ hiện đại để tối ưu chi phí nhiên liệu, tiết kiệm thời gian quản lý, minh bạch trong các dữ liệu, chủ động theo dõi mọi thông tin, không phụ thuộc vào việc báo cáo của nhân sự.
Thiết bị cảm biến nhiên liệu giúp doanh nghiệp theo dõi mức tiêu hao nhiên liệu theo thời gian thực, xác định nguyên nhân lãng phí và điều chỉnh kịp thời. Hệ thống giám sát hành trình còn giúp tối ưu lộ trình, hạn chế quãng đường di chuyển không cần thiết, từ đó giảm thiểu chi phí xăng dầu.
Xem thêm: Thiết bị giám sát hành trình GT-S8
Bên cạnh đó, việc theo dõi tình trạng sử dụng xe giúp doanh nghiệp chủ động bảo trì, bảo dưỡng, tránh các hỏng hóc gây gián đoạn vận hành và tốn kém chi phí sửa chữa hoặc đền bù thiệt hại.
Nâng cao hiệu suất quản lý
Số hoá quy trình vận hành giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý đội xe, đơn giản hoá các quy trình thủ công phức tạp. Thông qua hệ thống giám sát, các dữ liệu về hành trình, thông tin lái xe, hành vi lái xe, trạng thái phương tiện,… đều được cập nhật và báo cáo tự động. Vì vậy, nhà quản lý có thể chủ động theo dõi, quản lý đội xe từ xa 24/7.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý tài xế cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát lịch trình làm việc, phát hiện những vi phạm về thời gian lái xe hoặc gian lận trong công việc. Qua đó đảm bảo an toàn lao động, hạn chế rủi ro tai nạn giao thông, dễ dàng tính toán lương, thưởng minh bạch hơn. Việc tự động hóa quy trình cũng giúp giảm tải công việc hành chính, nâng cao hiệu suất và giảm sai sót.
Gia tăng trải nghiệm khách hàng
Đối với doanh nghiệp vận tải, khi vận hành đội xe lớn, nếu không tối ưu thời gian xử lý đơn hàng, giao hàng, đón/trả khách thì khó có thể làm hài lòng khách hàng. Chính vì vậy, chuyển đổi số sẽ là giải pháp để doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả sâu sắc, sớm phát hiện những vấn đề còn tồn đọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao tốc độ phục vụ. Thúc đẩy nhân viên tận tâm phụng sự khách hàng.
Ngoài ra, công nghệ giúp doanh nghiệp minh bạch thông tin và tăng tính chủ động trong vận hành, giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng, từ đó giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới.
Cải thiện vị thế cạnh tranh
Trong thời đại công nghệ 4.0, những doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và đổi mới sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn trên thị trường. Khi bạn sở hữu đội xe chuyên nghiệp với quy trình quản lý đơn giản, dịch vụ chất lượng cao,… thì hiệu suất công việc sẽ ngày càng tăng cao, khách hàng và đối tác hài lòng hơn. Ngược lại, những đơn vị thiếu linh hoạt trong quá trình chuyển đổi số sẽ không thể thích nghi với tốc độ đổi mới, trở nên tụt hậu và đánh mất vị thế trong ngành.
Xu hướng chuyển đổi số đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý
Chuyển đổi số ngành vận tải đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã có nhiều quy định liên quan tới việc ứng dụng công nghệ số như camera, thiết bị giám sát hành trình, thiết bị cảnh báo, thẻ lái xe,… đối với các đơn vị vận tải. Do đó, doanh nghiệp không áp dụng những công nghệ bắt buộc theo quy định sẽ bị xử phạt và thậm chí đình chỉ hoạt động.